Gà hậu bị ít được nghiên cứu và thảo luận bởi người chăn nuôi cũng như các chuyên gia dinh dưỡng, tuy nhiên đây là giai đoạn nuôi quan trọng quyết định năng suất trứng sau này. Gà hậu bị thành thục về tính sớm chúng sẽ bắt đầu đẻ trứng sớm hơn nhưng không đạt năng suất và không duy trì thời gian sản xuất lâu dài. Xác định thời điểm bắt đầu đẻ và gà đạt đúng khối lượng và tuổi đẻ rất quan trọng trong thời gian nuôi hậu bị. Dưới đây là 6 cách trong thời gian nuôi gà hậu bị giúp tối ưu hóa năng suất:
1. Khối lượng cơ thể lúc thành thục là rất quan trọng
Kích thước khung xương, chiều dài thân hay thậm chí là thành phần cơ thể không còn quan trọng như khối lượng cơ thể theo tuổi khi đánh giá chất lượng gà hậu bị. Gà đẻ trứng trắng nên đạt khối lượng trung bình khoảng 1250g ở 18 tuần tuổi, còn đối với gà đẻ trứng nâu thì cần nặng hơn khoảng 1500g ở 18 tuần tuổi. Nếu hậu bị nặng hơn khối lượng tiêu chuẩn này chúng không chỉ tiêu thụ nhiều thức ăn hơn cần thiết mà còn tiếp tục ăn nhiều hơn do nhu cầu duy trì cao hơn trong suốt chu kỳ sản xuất. Ngược lại nếu gà nhẹ cân hơn tiêu chuẩn sẽ tiết kiệm thức ăn hơn nhưng chúng lại không duy trì được năng suất cao trong thời gian dài.
2. Cho ăn theo khối lượng cơ thể thực tế
Tất cả các công ty cung cấp gà giống đều có những hướng dẫn về chỉ số khối lượng cơ thể cho mỗi giống gà của họ. Những hướng dẫn này ở dạng bảng hoặc biểu đồ để hướng dẫn cách cho ăn theo thời gian thường là lượng thu nhận thức ăn theo từng tuần. Khi áp dụng cho mỗi trại nên sử dụng những dữ liệu này để làm cơ sở xây dựng một chương trình ăn phù hợp nhất cho trại đó. Lượng cho ăn thực tế ở mỗi trại sẽ phản ánh điều kiện thực tế ở trại đó. Vì vậy, trong thời gian nuôi hậu bị gà cần được cân kiểm tra khối lượng thường xuyên để điều chỉnh lượng ăn theo khối lượng và thể trạng của gà. Cuối cùng khi cân kiểm tra khối lượng gà cần lấy số mẫu đủ lớn để mang tính đại diện cho cả đàn.
3. Gà nặng hơn duy trì thời gian đẻ đỉnh lâu hơn
Mặc dù có hướng dẫn chính thức về khối lượng gà hậu bị tiêu chuẩn nhưng theo kinh nghiệm thực tế chăn nuôi cho thấy gà hậu bị nặng cân hơn sẽ duy trì thời gian đẻ đỉnh lâu hơn. Khối lượng tăng thêm này có thể khoảng 5% khối lượng khuyến cáo. Mục đích là để cân bằng sự thiếu hụt dinh dưỡng trong thời gian năng suất trứng cao nhất. Vì khi cho đàn ăn với lượng ăn ở mức “trung bình” chúng ta không thể tránh việc cho ăn thiếu lượng đối với những con có năng suất cao mà không lãng phí lượng thức ăn đối với gà có năng suất kém hơn.
4. Cho đàn thiếu cân ăn khẩu phần ăn tốt hơn trong thời gian dài
Khá dễ hiểu là trong quá trình nuôi không phải lúc nào cũng thuận lợi mà có nhiều yếu tố tác động làm chậm sự phát triển của gà hậu bị. Như trường hợp thời tiết nắng nóng, bùng phát dịch bệnh hoặc có sự nhầm lẫn khi cho ăn…
Vì vậy trong quá trình cân khối lượng gà định kỳ đại diện cho đàn thì chúng ta luôn gặp trường hợp gà có khối lượng thấp hơn so với tiêu chuẩn. Trong trường hợp này hậu bị phải được cho ăn nhiều hơn nếu chúng chưa ăn hết lượng thức ăn tối đa trong khả năng của chúng hoặc giữ khẩu phần ăn hiên tại (hoặc tốt hơn) trong thời gian dài đến khi chúng đạt khối lượng tiêu chuẩn theo đúng tuổi.
Quá trình này nên được thực hiện từ từ để tránh sự tăng trọng khối lượng đột ngột sẽ phải giảm tăng trọng khi gà đạt được khối lượng chuẩn. Một lần nữa nhấn mạnh rằng cho ăn phải theo khối lượng thực tế của gà không phải cho ăn theo tuổi.
5. Đừng kìm hãm sự phát triển cùa gà thừa cân
Cũng có trường hợp đàn hậu bị có khối lượng nặng hơn so với tiêu chuẩn thường là do người nuôi muốn đảm bảo cho gà hậu bị có khởi đầu tốt, thời gian đầu đã cho gà ăn nhiều. Đối với trường hợp này nhất định không được giảm đột ngột lượng ăn trong thời gian ngắn, mà phải giữ cùng một lượng ăn cho đến khi chúng đạt khối lượng cơ thể như mong muốn theo tuổi. Ngoài ra có thể chuyển sang chế độ ăn ở giai đoạn tiếp theo sớm hơn dự kiến hoặc kết hợp cả hai cách trong trường hợp đàn thừa quá nhiều cân so với tiêu chuẩn. Quan trọng nhất trong trường hợp này là cho phép gà tiếp tục phát triển và không kìm hãm sự phát triển của chúng (bằng cách cho ăn thức ăn có năng lượng gần bằng năng lượng duy trì) cho đến khi chúng đạt khối lượng chuẩn.
6. Khẩu phần ăn trước đẻ – cho ăn hay không cho ăn ?
Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng chế độ ăn trước đẻ trong khoảng 2 tuần trước khi gà đẻ bói. Thông thường là vào khoảng 16 đến 18 tuần tuổi. Chế độ ăn này giống với ở giai đoạn trước (giai đoạn phát triển) nhưng với với canxi nhiều hơn. Nếu như giai đoạn phát triển cần chưa tới 1% canxi thì ở giai đoạn trước đẻ cần gấp đôi lượng đó. Điều này để giúp gà chuẩn bị tốt nhất cho chu kỳ đẻ sắp tới cần lượng canxi rất nhiều. Một số chuyên gia lo ngại rằng gà sẽ gặp vấn đề trên thận ở giai đoạn đẻ nếu bổ sung canxi lượng lớn quá sớm. Nếu điều đó xảy ra mỗi đàn nên được đánh giá trước xem liệu có cần dùng khẩu phần ăn trước đẻ hay không và nếu có thì dùng trong bao lâu. Một số người khác lại nói rằng không cần cho ăn chế độ ăn trước đẻ nếu cho gà ăn chế độ đẻ sớm nhưng đây chỉ là cách làm để không tốn thêm một khẩu phần ăn mới mà thôi.